Hàng trăm ngàn đèn đăng thắp sáng đại lễ dâng đăng rằm tháng giêng tại núi Bà Đen
"Lãnh đạo HUTECH không đặt chỉ tiêu cụ thể cho đội bóng, mà động viên các bạn cố gắng hết sức mình. Chúng tôi không đặt nặng thành tích, xác định đây là nơi rèn luyện sức khỏe, giao lưu học hỏi, giúp các bạn sinh viên hoàn thiện và tốt hơn từng ngày", Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trải lòng trước giải.Đá với tinh thần học hỏi và rèn luyện cũng là phương châm thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam mang tới giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 (TNSV THACO cup 2025). Năm nay cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập trước, nên HUTECH đến giải với mong muốn cống hiến những gì tốt nhất, để lại sân chơi bóng đá học đường ấn tượng đẹp.Dù không đề cao chuyện thành tích, nhưng đến giờ, HUTECH lại đang là tân binh để lại ấn tượng đậm nét bậc nhất. Ở bảng C, Nguyễn Minh Trí cùng đồng đội đã thắng đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM (đội được mệnh danh là "hiện tượng" khi đã loại đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM) với tỷ số 2-1 trong trận ra quân nhờ thế trận phản công chặt chẽ và tận dụng tối đa cơ hội. Đến trận thứ hai gặp đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, ứng viên hàng đầu cho chức vô địch, các chàng trai HUTECH dù hòa 0-0, nhưng đã để lại ấn tượng đậm nét. Đội bóng của HLV Nguyễn Quốc Nam tổ chức phòng ngự khoa học và kín kẽ, khiến đối thủ có rất ít cơ hội tiếp cận cầu môn. Đồng thời ở khâu phản công, Nguyễn Minh Trí, Trần Hữu Bình và Roãn Trung Đức lại mang đến những mảng miếng phối hợp đặc sắc và hiệu quả đến mức... dân chuyên có lẽ cũng phải đánh giá cao. Tình huống "xoay compa" rồi chọc khe cho đồng đội của Minh Trí ở trận gặp Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội là pha xử lý đúng chất sinh viên: hồn nhiên, ngẫu hứng và khó lường. Thay vì cầm chân đối thủ để lấy 1 điểm, HUTECH đã đẩy cao dồn ép đối thủ trong những phút cuối, và thực sự đã có thể thắng nếu chắt chiu hơn. Ở sân chơi sinh viên, không nhiều đội có thể ép sân Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Mấu chốt của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM là tinh thần đoàn kết. Không ngôi sao nào quan trọng hơn lối chơi tập thể. Chính sự gắn kết giữa các tuyến, cách vận hành khoa học và kỷ luật đã giúp thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam từng bước vượt khó. Bởi vậy mà dù khởi đầu tốt, nhưng ban huấn luyện HUTECH khẳng định "sẽ cố gắng từng trận đấu một" và chưa vội nghĩ ngợi quá xa.Tinh thần thể thao của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM còn được thể hiện trên khán đài, với dàn cổ động vừa đông, vừa chất. Các CĐV HUTECH cổ vũ miệt mài suốt trận đấu, dù đội nhà thăng hoa hay gặp khó, cũng đều cất tiếng hát với các ca khúc truyền thống của trường."Cố lên, sắp thắng rồi, sắp thắng rồi" là lời cổ vũ quen thuộc, đã đồng hành cùng HUTECH từ vòng loại đến tận vòng chung kết. Điểm tựa từ cầu thủ thứ 12 đã đưa thầy trò HLV Nguyễn Quốc Nam chinh phạt từng thử thách.Với 4 điểm sau 2 trận, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã lọt vào bán kết. Trận cuối bảng C gặp Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai (đội đã bị loại) là cơ hội để HUTECH nhào nặn và hoàn thiện lối chơi. Dù gặp đối thủ nào ở tứ kết, hãy tin Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã sẵn sàng.Dự kiến mở Cảng hành khách quốc tế Phú Quốc vào ngày 25.3
U.22 Việt Nam đứng trước hai giải đấu quan trọng trong năm 2025, với vòng loại U.23 châu Á 2026 diễn ra vào tháng 9, cùng với SEA Games 33 diễn ra vào tháng 12 tại Thái Lan. Khi đội tuyển Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao bản lề, màn trình diễn của lứa U.22, vốn tiệm cận nhất với cấp độ đỉnh cao, sẽ giúp HLV Kim Sang-sik cùng giới chuyên môn nhìn nhận rõ ràng tương lai của bóng đá Việt Nam trong những năm tới. Bởi các cầu thủ trẻ hôm nay sẽ sớm lên khoác áo tuyển, là nòng cốt cho các giải đấu quan trọng như Asian Cup 2027 (nếu vượt qua vòng loại) hay vòng loại World Cup 2030. Tuy nhiên để chinh phục thành công, U.22 Việt Nam cần nhiều yếu tố. Trong đó, chiều cao là một trong những khía cạnh quan trọng nhất. Hiện các cầu thủ U.22 của HLV Kim Sang-sik như Bùi Vĩ Hào (1,75 m), Nguyễn Đình Bắc (1,79 m), Nguyễn Thái Sơn (1,71 m), Khuất Văn Khang (1,68 m) đều có chiều cao không nổi trội. Đây không phải lần đầu, chuyện chiều cao được nhắc đến. U.23 Việt Nam từng dự sân chơi U.23 châu Á 2024 với chiều cao vỏn vẹn 1,763 m, là một trong những đội thấp nhất giải. Cách đây 6 năm, U.22 Việt Nam cũng tham gia SEA Games 30 với chiều cao kém ấn tượng 1,76 m. Ở AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đã chinh chiến với hàng tiền vệ "bé hạt tiêu", khi 6 trong số 7 tiền vệ không cao quá 1,7 m. Ở các giải đấu kể trên, đội tuyển Việt Nam và U.23 Việt Nam đều có kết quả tốt như lời khẳng định cho câu chuyện không phải cứ... cao to là có tất cả. Dù vậy, khi bóng đá ngày càng toan tính, thực dụng với nền tảng chiều cao và thể lực của cầu thủ nâng cao từng ngày, không thể phủ nhận chiều cao sẽ mang lại lợi thế cho các đội. Hậu vệ Đoàn Văn Hậu hay trung vệ Nguyễn Thành Chung đã không ít lần giải cứu U.22 Việt Nam nhờ những cú bật trên nền chiều cao trên 1,8 m. Hay tuyến phòng ngự với chiều cao trung bình 1,81 m từng là niềm tự hào của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo, khi giúp đội không còn gặp ác mộng ở những pha phòng ngự bóng bổng. Nhưng lúc này, HLV Kim Sang-sik lại thiếu những "cây sào". Đơn cử, bộ đôi hậu vệ trẻ Lê Nguyên Hoàng (1,77 m) và Nguyễn Mạnh Hưng (1,75 m) đều chỉ cao vừa phải. Còn trên hàng công vốn đầy những cầu thủ thấp bé, Văn Trường (1,82 m) là cầu thủ hiếm hoi có chiều cao tốt, thì lại hạn chế cơ hội ra sân trong thời gian qua. Nhìn toàn cục, các cầu thủ trẻ của HLV Kim Sang-sik cần nhiều hơn là chiều cao thuần túy. Đó là thể lực, sức bền, khả năng va chạm, độ dày cơ thể... để trụ được trước những đối thủ mạnh. Tuy nhiên nếu nhìn cách tiếp cận trực diện và cơ bắp của ông Kim ở cấp độ đội tuyển, với tiêu chí chơi bóng càng nhanh càng tốt, không phải đá dài và đá bổng... rõ ràng nhà cầm quân người Hàn Quốc cần những cầu thủ to cao, vạm vỡ và dày mình hơn cho mục tiêu lớn.Ở V-League, đã có những cầu thủ trẻ sở hữu chiều cao tốt được trao cơ hội. Phạm Lý Đức của HAGL là minh chứng. Trung vệ sinh năm 2003 đã ra sân trọn vẹn 11 trận cho HAGL từ đầu giải và đá đủ 990 phút. Lý Đức cao 1,82 m, được giám đốc kỹ thuật Vũ Tiến Thành đánh giá là giàu tiềm năng. Anh cùng với thủ môn Trần Trung Kiên (1,90 m) sẽ mang tới cho U.22 Việt Nam thêm "chất thép" ở các pha bóng bổng.Cầu thủ Việt kiều Viktor Lê cao 1,78 m, sở hữu đôi chân khéo léo và khả năng che chắn bóng tốt, cũng là phương án lý tưởng để HLV Kim Sang-sik nhào nặn hàng tiền vệ linh hoạt. Cũng đến từ nguồn Việt kiều, hậu vệ Zan Nguyễn dù mới 19 tuổi, nhưng đã cao tới 1,9 m. Anh mới vào sân ít phút trong trận ra mắt CLB TP.HCM và tuy chưa thể hiện được nhiều, song có nền tảng tốt với thân hình dày dặn, cơ bắp và trụ chân tốt.HLV Kim Sang-sik sẽ tận dụng các đợt tập trung trong năm 2025 để thử chân các "măng non". Cùng chờ đợi đội U.22 Việt Nam giàu sức mạnh sẽ thành hình trước khi bước vào những mục tiêu quan trọng nhất.
Xung đột nội tại trong chiến lược phát triển của Trung Quốc
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
Trường quốc tế Nam Mỹ hôm 1.3 được Nhà xuất bản ĐH Oxford (OUP) trực thuộc ĐH Oxford hàng đầu Anh công nhận là Trung tâm khảo thí OxfordAQA đầu tiên ở TP.HCM. Đồng nghĩa, từ năm học 2024-2025, trường được ủy quyền giảng dạy và tổ chức các kỳ thi GCSEs và A-levels quốc tế - là những kỳ thi dùng kết quả để tuyển sinh phổ biến tại Anh cũng như trên thế giới.OxfordAQA là hội đồng khảo thí uy tín, thành lập bởi sự hợp tác giữa OUP và AQA (tổ chức khảo thí tại Anh), hiện được giảng dạy ở hơn 500 trường trên toàn cầu. Theo Trung tâm Công nhận văn bằng Anh (UK NARIC), OxfordAQA, Cambridge International và Pearson Edexcel là những hội đồng khảo thí được công nhận bằng cấp, chứng chỉ tương đương GCSEs và A-levels tại Anh.Trao đổi cùng Thanh Niên bên lề sự kiện, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường quốc tế Nam Mỹ, cho biết với vai trò Trung tâm khảo thí OxfordAQA, học sinh ở trường nói riêng và trong khu vực nói chung có thể dự thi lấy bằng GCSEs và A-levels quốc tế tại miền Nam. Điểm nổi bật là trường không giới hạn phạm vi nội bộ nên các bạn ngoài trường, thậm chí học chương trình khác vẫn có thể đăng ký dự thi nếu đủ điều kiện.Bà Nguyễn Minh Hằng, Quản lý khu vực Đông Nam Á chương trình phổ thông quốc tế Oxford (OUP), cho biết khu vực Đông Nam Á hiện có tổng cộng 50 Trung tâm khảo thí OxfordAQA và con số này tại Việt Nam là 5, trong đó 3 trung tâm là các trường ở Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM và hai trung tâm trực thuộc Hội đồng Anh. Tại các trung tâm này, học sinh quốc tế cũng có thể đến dự thi và nhận bằng chứ không chỉ có người Việt.Ngoài ra, nhiều trường quốc tế khác tại Việt Nam cũng đang giảng dạy chương trình hoặc một số môn học của OxfordAQA, song chưa đáp ứng được các tiêu chí kiểm định để trở thành trung tâm khảo thí trực thuộc, bà Hằng lưu ý.Chia sẻ thêm về chương trình giảng dạy, bà Hằng cho hay đơn vị luôn cập nhật học liệu mỗi 5 năm, và mới đây nhất là đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào bài học từ lớp 1 tới lớp 12. Một điểm đáng chú ý khác là trong những giáo trình của OUP, ngoài tài liệu giấy và bài tập trực tuyến, nhà xuất bản còn dùng AI để sản xuất câu hỏi tùy biến (adaptive question) dựa trên năng lực thực tế của học trò, từ đó cá nhân hóa việc dạy học tốt hơn."Điều này cũng giúp các bạn chủ động học tập hơn thay vì chỉ trông chờ bài tập từ thầy cô phát xuống", bà Hằng nhận định.Phát biểu trực tuyến, ông Tom Galvin, Trưởng bộ phận quản lý chất lượng OxfordAQA, cho biết chứng chỉ GCSEs quốc tế của đơn vị được thiết kế cho học sinh tuổi từ 14 - 16, còn bằng A-level dành cho các bạn tuổi từ 16 - 18. Điểm đặc biệt của các văn bằng này là được hơn 700 trường ĐH ở các nước châu Á, châu Âu, khu vực Bắc Mỹ, Úc... và tất cả các trường ĐH tại Anh chấp nhận dùng để tuyển sinh.Còn tại Việt Nam, học sinh có thể dùng A-level để ứng tuyển vào các trường hàng đầu: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội), Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM). Ngoài ra, học sinh cũng có thể nộp đơn vào các đơn vị có yếu tố quốc tế, chẳng hạn như Trường ĐH VinUni (Hà Nội), Anh Quốc Việt Nam (Hà Nội), Việt Đức (TP.HCM), RMIT (TP.HCM)...
M.U lập quỹ để săn bộ đôi trẻ xuất sắc Haaland và Bellingham
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn